Bệnh hen suyễn

triệu chứng của bệnh hen suyễn có thể khác nhau ở từng người, nhưng thở khò khè là dấu hiệu đặc trưng nhất.

Hen suyễn là căn bệnh kinh niên liên quan đến phế quản, nơi mang không khí từ ngoài vào phổi. Hai mươi năm trở lại đây, số người mắc căn bệnh này đã gia tăng một cách nhanh chóng, đặc biệt là trẻ em và người dân thành thị.  Ngày nay, bệnh hen suyễn là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ nhỏ với khoảng 5 triệu trẻ em mắc bệnh. Đến giờ vẫn chưa giải thích được lý do của sự gia tăng đáng ngại này, nhưng nguyên nhân chính được xem là sự ô nhiễm không khí, sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, béo phì và các bệnh về đường hô hấp.

Triệu chứng của bệnh hen suyễn có thể khác nhau ở từng người, nhưng thở khò khè là dấu hiệu đặc trưng nhất. Thở khò khè là âm thanh the thé thường xuất hiện khi đường dẫn khí ở phổi bị thu hẹp lại, thường do bị phù nề. Bệnh nhân khò khè khi thở ra, nhất là vào buổi tối hay sáng sớm. Dù vậy, không phải ai có triệu chứng này cũng đều mắc bệnh hen suyễn. Mặc dù chưa có một phương pháp chẩn đoán cụ thể để xác định được bệnh, nhưng việc chẩn đoán thường được thực hiện sau khi trẻ nhỏ xuất hiện triệu chứng thở khò khè quá ba lần; sau đó sẽ tự động khỏi bệnh.

Trẻ em thường mắc bệnh hen suyễn sau khi mắc bệnh viêm phế quản. Sau khi mắc phải các cơn khò khè đầu tiên, nó sẽ tái phát cùng với bệnh cảm lạnh. Vào giữa các thời điểm phát bệnh, trẻ em có thể không sao, nhưng nếu thường xuyên bị cảm lạnh, bệnh sẽ xảy ra thường xuyên hơn mỗi tháng. Nếu trẻ nhỏ không bị dị ứng, không bị bệnh chàm và cha mẹ cũng không bị hen suyễn – thì các cơn khó thở sẽ có khả năng suy giảm khi trẻ được 5-6 tuổi. Nếu trẻ mắc phải các cơn khó thở ngay từ những năm đầu đời và thường xuyên bị tái phát, chúng sẽ được chẩn đoán là bị hen suyễn.

Bệnh hen suyễn thường gây ra nhiều mối lo âu cho các bậc cha mẹ. Nhưng mỗi trường hợp đều khác  nhau và cần phải thảo luận tình hình sức khoẻ con bạn với các bác sĩ và chuyên gia. Vào thời điểm này, rất khó để dự đoán được tình trạng này sẽ tác động đến con bạn như thế nào. Bệnh hen suyễn cũng thường thay đổi, một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị khó thở nhẹ trong khi một số khác lại gặp trường hợp nghiêm trọng hơn, dẫn đến các tình huống nguy cấp.

Nếu đã có tiền sử bệnh hen suyễn hay dị ứng, trẻ em khi thường xuyên “thở khò khè” sẽ tiếp tục như vậy trong nhiều năm sau đó. Bệnh này không thể chữa khỏi được, vì vậy, trẻ sẽ phải được điều trị để giảm bớt và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai. Bệnh hen suyễn cũng xuất hiện cả ở những bé không bị dị ứng. Những đứa trẻ đó sẽ bắt đầu có dấu hiệu khó thở sau những hoạt động thể thao, lo âu, và khi tiếp xúc với một số dị ứng nguyên, như ô nhiễm không khí, các chất tẩy rửa nhà cửa (đặc biệt là thuốc tẩy), nước hoa và không khí lạnh. Khói thuốc lá cũng có thể là nguyên nhân nguy hiểm chính gây bệnh.

Có rất nhiều yếu tố có thể làm phát bệnh hen suyễn, nhưng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, thường nhiễm bệnh sau khi bị nhiễm virus đường hô hấp, bao gồm cả cảm lạnh thông thường.

Các tác nhân gây bệnh thường gặp khác bao gồm:

  • Bụi bẩn, khói bụi, gián, vảy nhỏ từ các con vật, phấn hoa và nấm mốc
  • Hít phải không khí lạnh
  • Một số loại thuốc
  • Một số loại thức ăn như sữa, trứng và lúa mì, đậu (bao gồm cả đậu phộng) và cá
  • Trào ngược dạ dày –  thực quản

Một số ít nguyên nhân hiếm gặp hơn như:

  • Sự lo âu và tâm trạng buồn bã
  • Viêm xoang
  • Tổn thương từ trước ở khí quản (thí dụ, ở trẻ nhỏ đã từng đặt ống thở trong khí quản hoặc hít phải khói thuốc lá)

Dấu hiệu và triệu chứng

Khi bé bị bệnh suyễn tấn công, triệu chứng chính sẽ là ho ngày càng nặng về đêm, khi hoạt động thể chất nhiều và sau khi tiếp xúc với tác nhân kích thích (ví dụ như khói thuốc..), chất gây dị ứng (các loại vảy sừng từ động vật, mốc, bọ, gián…). Khi bệnh đang tiến triển, tiếng khò khè có thể sẽ nhỏ đi, vì lượng không khí lưu thông sẽ  giảm. Đứa trẻ có thể phải trải qua tình trạng thở ngắn, ngắt quãng trong giai đoạn giữa của bệnh suyễn; thở gấp, co rúm người khi ngực và cổ bé hóp lại lúc cố gắng hít lấy không khí.

Nhiều trẻ mắc bệnh suyễn sẽ gặp những triệu chứng lặp đi lặp lại như ho hằng ngày hoặc hằng đêm, ho bất cứ khi nào tập thể dục hay vì tiếp xúc hằng ngày với thú nuôi, bụi và phấn hoa. Bệnh suyễn là căn bệnh hết sức dai dẳng nếu chúng ta cần viện đến những phương pháp chữa trị (xem ở phần chữa trị bên dưới) nhiều hơn hai lần một tuần hay nếu phát bệnh vào giữa đêm nhiều hơn hai lần mỗi tháng.

Ở một vài đứa trẻ, bác sĩ có thể nghe được tiếng thở khò khè (đặc biệt là khi bé thở hắt ra thật mạnh) dù trẻ không có triệu chứng nào. Ta có thể nhận thấy được nhiều biểu hiện bất thường khi làm kiểm tra PFT (một dạng bài kiểm tra chức năng của phổi) cho những trẻ đủ tuổi kết hợp với bài một dạng kiểm tra về việc hô hấp (dạng này chúng ta sẽ xem chi tiết bên dưới).

Khi nào gọi cho bác sĩ nhi khoa?

Hầu hết các bé mắc bệnh suyễn đều có thể hoạt động giống như những đứa trẻ bình thường, bao gồm các hoạt động ngoài trời, tập thể dục thể thao. Bạn cần theo dõi những hoạt động này của bé, và ngay khi nhận thấy các triệu chứng diễn biến xấu hơn thì phải gọi ngay cho bác sĩ nhi.

Khi con bạn mắc bệnh hen suyễn, bạn nên biết những tình huống cần sự can thiệp y tế tức thời. Thông thường, bạn sẽ lựa chọn giữa việc gọi cho bác sĩ khoa nhi hay cân nhắc xem có nên đưa trẻ đến phòng cấp cứu dựa trên:

Đưa trẻ đi cấp cứu

  • Con bạn gặp vấn đề nghiêm trọng về hô hấp và tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt khi đứa trẻ thở gấp và khi chúng hít vào vào sẽ làm cho thành ngực bị kéo mạnh cũng như phát ra tiếng kêu mạnh khi thở ra
  • Miệng và đầu ngón tay của trẻ trở nên xanh
  • Bé hay quấy khóc, hay buồn ngủ và bối rối
  • Đau lồng ngực khi thở

Bạn nên gọi cho bác sĩ ngay khi trẻ có những dấu hiệu sau

  • Con bạn bị sốt, ho dai dẳng, khó thở hay không có bất kỳ tiến triển tốt nào sau khi được điều trị
  • Trẻ ói mửa và không thể áp dụng phương thức điều trị bằng thuốc uống.
  • Trẻ gặp khó khăn khi nói chuyện hay khi ngủ do khó thở, ho và các vấn đề hô hấp

Điều trị

Bệnh suyễn phải được điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ nhi. Mục đích chữa trị gồm:

  • Giảm tần số và sự đau đớn của những lần phát bệnh, giảm hay ngăn chặn những triệu chứng kinh niên của ho và khó thở
  • Phát triển “kế hoạch phản ứng” cho những đợt phát bệnh để giảm đến mức tối thiểu các phương pháp chữa trị khẩn cấp
  • Để trẻ phát triển bình thường và tham gia đầy đủ những hoạt động phù hợp với lứa tuổi nhất có thể
  • Kiểm soát những triệu chứng bệnh của trẻ với số lượng thuốc nhỏ nhất có thể để giảm sự rủi ro của tác dụng phụ của thuốc
  • Đảm bảo trẻ được đi học đều đặn
  • Giảm số lần đến phòng cấp cứu và các phương pháp sơ cứu.

Với những mục đích đã định sẵn, bác sĩ nhi của bạn sẽ kê đơn và có thể chỉ dẫn bạn đến gặp chuyên gia để chẩn đoán bệnh phổi của trẻ. Bác sĩ sẽ giúp bạn hoạch định được chương trình điều trị đặc biệt tại nhà cho trẻ em. Chương trình này bao gồm học cách sử dụng thuốc và phát triển chiến lược tránh các tác nhân hay dị ứng nguyên có làm cho trẻ em thở khò khè. Việc lập ra kế hoạch chống lại với bênh suyễn để tiện cho việc theo dõi, trong đó miêu tả lại đơn thuốc của bé, cách sử dụng và bất kỳ sự hướng dẫn nào mà bác sĩ nhi khoa đưa ra để chăm sóc sức khoẻ của bé.

Nếu bệnh suyễn dường như bị gây ra bởi bệnh dị ứng nghiêm trọng, bác sĩ nhi khoa có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa dị ứng dành cho trẻ em vì bệnh suyễn thường khó chẩn đoán, đặc biệt là ở trẻ em. Chuyên gia có thể quyết định tiến hành đánh giá tổng quát bao gồm kiểm tra PFT và kiểm tra da. Việc đánh giá chức năng phổi của trẻ có thể bao gồm sử dụng các thiết bị đo dung tích phổi, dùng để đo lượng không khí mà trẻ có thể hít vào thở ra. Những bài kiểm tra này thường không được áp dụng cho trẻ em vào 3 năm đầu đời.

Đơn thuốc dành cho trẻ sẽ phụ thuộc vào bản chất của bệnh suyễn. Có hai loại thuốc chính dùng để trị bệnh này. Một loại làm giãn đường dẫn khí và làm giãn các cơ gây tắc nghẽn. Những loại thuốc làm dịu cơn nhanhnày ,hay thuốc cắt cơn  được gọi là thuốc giãn phế quản. Loại thứ hai thì giúp kiểm soát và duy trì, được dùng để điều trị tình trạng viêm đường dẫn khí.

Thuốc cắt cơnnhằm sử dụng trong một thời gian ngắn. Nếu con bạn bị bệnh suyễn tấn công với các cơn ho hoặc thở khò khè, thuốc giảm đau nên được sử dụng trong trường hợp này. Thuốc “albuterol” là sự lựa chọn phổ biến trong trường hợp này. Bằng việc mở rộng đường thông khí, thuốc giảm đau có thể làm giảm đi mức căng của lồng ngực và làm dịu đi cơn ho khạc và và cảm giác khó thở. Chúng được hướng dẫn dựa trên nhu cầu căn bản, và bạn cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu như căn bệnh trở nên trầm trọng, bác sĩ của bạn có thể sẽ kê đơn thuốc tăng cường như “oral corticosteroid” – loại thuốc làm giảm triệu chứng của nhiều bệnh liên quan đến suyễn. Điều quan trọng là bạn phải lưu ý rằng sẽ không có sự cải thiện  hay sự thay đổi đáng kể nào ngay sau khi sủ dụng thuốc giảm đau, trẻ em cần nhiều sự đánh giá về tình trạng bệnh hơn nữa. Thông thường, hoạt động hô hấp sẽ được cải thiện trong vài tiếng đồng hồ trước khi cơn khó thở quay trở lại. Một vài đứa trẻ tiếp tục khó thở mặc dù đã được chữa trị và miễn là con bạn tiếp tục ăn uống và không ở trong tình trạng kiệt sức thì mọi việc vẫn ổn.

Một cách chữa trị khác có thể đưa ra ở đây là bình xịt định liều (MDI), được biết đến như thuốc làm giãn phế quản hay ống phun khí (xem ở phần sau). Bác sĩ của bạn nên giải thích rõ liều lượng thuốc mà họ đã kê cho bạn. Cân thảo luận với bác sĩ và y tá khi cần thiết để chọn lựa đơn thuốc trong những trường hợp khẩn cấp và bạn sẽ biết những loại thuốc đó có công dụng thế nào.

Các loại thuốc duy trì dành sử dụng mỗi ngày. Chúng được chế tạo để kiểm soát bệnh suyễn ở trẻ em và giảm thời gian bé phải chịu sự hành hạ của những triệu chứng bệnh. Nói chung, những loại thuốc duy trì này thích hợp cho trẻ em, đặc biệt là đối với những đứa trẻ phải chịu những triệu chứng suyễn hơn hai lần một tuần hoặc người trưởng thành bị quấy rầy bởi suyễn hơn hai lần một tháng. Những loại thuốc này có thể làm giảm những chứng viêm thông thường nhưng không thể giảm trực tiếp các triệu chứng.

Những loại thuốc duy trì phần lớn được kê bởi bác sĩ là corticosteroid dạng hít. Có nhiều loại steroid khác nhau (một trong số các hợp chất hữu cơ được sinh ra trong tự nhiên hay trong cơ thể bao gồm những hóc môn và vitamin) nhưng chúng đều có tác dụng ngăn chặn những chứng viêm căn bản, thông thường. Nó là loại có tác dụng giảm số lượng và độ nghiêm trọng trong từng giai đoạn của bệnh suyễn. Như chú thích phần trên, họ có thể đề nghị sử dụng bình xịt định liều (MDI). Đối với các bé dưới 7 tuổi hay những trẻ vị thành niên, MDI được sử dụng bằng cách nối ống hít với một ống nhựa gọi là buồng hít.  Màn che ở ống sẽ mở ra cho phép khí vào phổi. Đối với những đứa trẻ còn nhỏ, loại dụng cụ này thường được sử dụng kèm với mặt nạ. Mặt nạ là vật dụng y học không thể thiếu khi trẻ trẻ thở. Thông thường bé sẽ hít 2 lần mỗi phút và sau khi hít từ 8 đến 10 lần, phổi bé sẽ được cung cấp đủ không khí. Thường thì được chỉ định mỗi 5 hay 6 tiếng đồng hồ hay dưới sự chỉ dẫn trực tiếp bởi bác sĩ của bạn.

Bạn và trẻ phải hỏi bác sĩ hay y tá cách sử dụng ống chân không để đảm bảo rằng thuốc đi vào phổi; ống này có mặt nạ cho trẻ nhỏ và một cái ống ngậm cho những đứa trẻ lớn hơn.

Một cách khác để đưa thuốc vào cơ thể là sử dụng máy  phun.  Một máy nén khí được nối với một thiết bị khác giống như một chiếc cốc nhỏ có chứa sẵn thuốc. Máy nén biến đổi dung dịch thành dạng sương để có thể được hít vào. Ở những những trẻ nhỏ mặt nạ được sử dụng và cần được để lên mặt. Nếu mặt nạ không ở trên mặt thì thuốc sẽ thoát ra ngoài không khí và không bao giờ chuyển được vào phổi. Không may rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không thích sử dụng mặt nạ nên đôi khi phương pháp này được sử dụng lúc trẻ đang ngủ.

Khi khóc, trẻ hấp thụ được rất ít thuốc vào cơ thể. Đó là lý do chúng ta phải điều trị cho trẻ khi chúng không khóc.

Cả hai kỹ thuật đều phân phối cùng một dạng dược phẩm giống nhau và vì vậy sẽ rất quan trọng để tìm ra phương pháp kỹ thuật nào tốt nhất cho con trẻ.

Đây là một căn bệnh phức tạp và các triệu chứng không giống nhau tùy thuộc vào người bệnh, do đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của con bạn. Nếu các triệu chứng của bé xuất hiện gián đoạn thì bác sĩ nhi khoa chỉ yêu cầu dùng loại thuốc giãn phế quản mỗi khi xuất hiện triệu chứng ho và khó thở. Nếu bệnh suyễn của con bạn mang nhiều đặc điểm của một căn bệnh mãn tính và hay tái phát thì bác sĩ sẽ kê những loại dược phẩm phù hợp với việc sử dụng hằng ngày vào một thời điểm nào đó (có thể dùng trong vài tuần) để mang lại hiệu quả toàn diện nhất.

Loại thuốc chống viêm phổ biến nhất là corticosteroids dạng hít – loại thuốc này khuyến cáo nên dùng cho tất cả trẻ em có những triệu chứng suyễn dai dẳng. Chúng rất an toàn và hiệu quả nếu được sử dụng đều đặn.  Nó thường thất bại nếu như ta sử dụng thuốc không đều đặn. Những loại thuốc này không đem lại tác dụng tức thời nên người được điều trị thường muốn ngưng sử dụng chúng, tuy nhiên như vậy thì trẻ sẽ không còn sự bảo vệ và hơn lúc nào hết chúng lúc này sẽ rất dễ bị bệnh suyễn tấn công.

Thêm vào đó, sau khi sử dụng thuốc “steroid dạng hít”, trẻ nên uống nước và đánh răng.

Có một nhóm thuốc mới hơn trong kiểm soát suyễn là các thuốc đối vận với thụ thể leukotriene (leukotriences receptor antagonists), liên quan tới các triệu chứng phù nề/viêm phế quản  – loại này chỉ được dùng để uống: thuốc dạng hạt, thuốc bột hay các dạng viên nén có thể nhai được. Mặc dù phương pháp này không hiệu quả để ngăn chặn sự tấn công của bệnh suyễn như “corticosteroids dạng hít” nhưng lại dễ sử dụng hơn. Một lần nữa xin nhấn mạnh rằng, để ngăn chặn được các cơn suyễn thì phải kiên trì sử dụng thuốc hàng ngày.

Còn một cách khác để điều trị cho bé là thông qua ống thuốc hít dạng khô. Thiết bị này sẽ phóng thích thuốc mà không cần tác nhân đẩy. Trẻ phải được tập cách sử dụng vì thiết bị này dựa vào lực hít vào của đứa trẻ để đưa thuốc vào phổi. Vậy nên, phương pháp này dành riêng cho trẻ từ 4 hay 5 tuổi trở lên.

Bất cứ phương pháp điều trị nào cũng phải được sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không nên dừng việc dùng thuốc quá sớm, cũng như sử dụng ít liều lượng hơn hay các cách chữa trị khác mà không thảo luận trước với bác sĩ. Đối với một vài đứa trẻ, bác sĩ nhi có thể bắt đầu điều trị bằng cách kê nhiều đơn thuốc cùng một thời điểm để có thể kiểm soát được bệnh tình và sau đó giảm số lượng thuốc đi. Nếu không, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc thay đổi hoàn toàn loại thuốc đang dùng, điều này tùy thuộc vào tình trạng của bé (tiến triển tốt hay không). Nếu như các bậc cha mẹ không hiểu tại sao con mình phải áp dụng những biện pháp chữa trị đặc biệt và cách thức sử dụng chúng, nên yêu cầu bác sĩ cặn kẽ.

Có những trường hợp đứa trẻ không hề có tiến triển tốt nào khi được điều trị. Một khi vấn đề này phát sinh, cần phải dùng nhiều thuốc trị suyễn hơn. Bệnh của bé có thể hoàn toàn không do hen suyễn, hoặc cần phải dùng xen kẽ những phương pháp điều trị khác. Bác sĩ nhi sẽ kiểm tra bé, và tìm ra những bệnh khác có thể khiến tình trạng chúng trở nên tồi tệ hơn. Ví như căn bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang và chứng ợ nóng.

Cách phòng ngừa

Sau khi khám kỹ lưỡng và chi tiết, bác sĩ có thể kết luận là trẻ bị dị ứng. Ở trường hợp này, điều tiên quyết là phải tránh các tác nhân gây dị ứng, mà phổ biến là dị ứng với bụi và loài bọ gây dị ứng. Trong khi chúng ta không thể loại trừ được bụi , vẫn có thể thực hiện vài cách để việc cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh suyễn. Ví dụ như, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Bọc đệm giường ngủ và gối của trẻ bằng loại vải bọc đặc biệt có tác dụng kiểm soát các dị ứng nguyên và suyễn
  • Sử dụng gối hay chăn bông được độn bằng vải polyester thay vì độn bằng bông hay lông thú; dùng chăn được dệt bằng chất liệu acrylic mà máy giặt có thể giặt được
  • Giặt khăn trải, chăn, gối, thảm bằng lông và thú nhồi bông từ mỗi một/hai tuần một lần bằng nước nóng để diệt bọ
  • Giới hạn thú nhồi bông trong phòng của bé (hay là giảm số lần con bạn chơi đùa với thú nhồi bông)
  • Cân nhắc về việc cách ly các thú nuôi trong nhà (đặc biệt là chó và mèo).
  • Giữ con bạn tránh xa căn phòng khi bạn đang hút bụi những tấm thảm sàn nhà hay lau dọn những vật dụng bẩn bằng gỗ
  • Cân nhắc đầu tư vào thiết bị làm sạch không khí (gọi là thiết bị công nghệ cao làm sạch không khí) để giữ cho phòng con trẻ luôn sạch.
  • Duy trì độ ẩm không khí trong nhà bạn dưới 50% nếu có thể; bọ và nấm  mốc sinh sôi nảy nở rất nhanh ở những vùng ẩm thấp
  • Tránh sử dụng nước hoa, những sản phẩm lau chùi có mùi thơm và những món đồ với mùi hương có thể gây ra sự khó chịu cho người sử dụng
  • Giảm nấm mốc trong nhà của bạn bằng cách sửa chữa lại các ống thoát nước bị rò rỉ trong nhà
  • Giữ con bạn tránh xa thuốc lá, xì gà, hay ống khói cũng như khói bụi ở lò sưởi
  • Không cho phép bất kỳ ai hút thuốc trong nhà của bạn hay trong xe hơi.

Viết một bình luận