Cơn thịnh nộ

Nếu trẻ bị bệnh hoặc có một sức ép lớn từ những người ở xung quanh trẻ thì cơn cáu kỉnh sẽ lại bộc phát một lần nữa

Người trưởng thành có thể kiểm soát những cảm xúc của mình nếu nhận thấy việc bày tỏ nó là không phù hợp. Thế nhưng, trẻ em trước lứa tuổi đi học thì chưa thể học được cách điều khiển cảm xúc. Những cơn giận dữ này có thể sẽ làm bạn hoặc cho chính bản thân trẻ không vui. Nhưng đó là một phần trong cuộc sống đối với trẻ ở lứa tuổi này. Lần đầu tiên con bạn gào thét hay phá phách là vì chúng chưa biết cách thể hiện cảm xúc đúng mực. Có thể điều này sẽ làm cho bạn cảm thấy rất giận, cảm giác như bị chống lại, bẽ mặt hay sợ hãi. Thậm chí có khi bạn cũng tự hỏi mình rằng bạn đã sai ở đâu khi phải sinh ra một đứa con như vậy. Và cuối cùng, chắc chắn bạn sẽ nhận ra rằng mình không phải chịu trách nhiệm về điều đó và cơn thịnh nộ không phải là dấu hiệu của sự rối loạn cảm xúc nào nghiêm trọng cả. Tất cả các bé đều có những biểu hiện này, đặc biệt là từ hai đến ba tuổi. Nếu bạn biết hướng dẫn con cái, trẻ sẽ học được cách kiểm soát được cơn giận dữ vào độ tuổi bốn hoặc năm.

Bài “Anger, Aggression and Biting” (Giận dỗi, hung hăng và gay gắt) sẽ giải thích về sự phát triển của trẻ nhỏ và nhiều ứng dụng cho cơn cáu bẳn. Trong giai đoạn phát triển tách rời khỏi cha mẹ, từ “không” là một thành ngữ có thể hoàn toàn hiểu được và bình thường do nhu cầu độc lập của trẻ. Cơn cáu kỉnh thường là sự diễn tả cho cảm giác chán nản, thất vọng. Trẻ chưa đến tuổi đi học rất háo hức được tự quyết định việc của mình. Trẻ muốn được độc lập hơn, muốn được tự quyết định nhưng trẻ không biết làm thế nào để thỏa hiệp và thường không đương đầu tốt với sự thất vọng hoặc sự kìm hãm. Trẻ cũng không thể dùng lời nói để diễn tả cảm xúc tốt, vì vậy trẻ thể hiện sự tức giận cũng như mệt mỏi bằng cách khóc hoặc bỏ cuộc, thỉnh thoảng cáu giận. Mặc dù những biểu hiện đầy cảm xúc này thật khó chịu nhưng chúng hiếm khi nguy hiểm.

Đôi lúc bạn có thể nhận biết được khi nào trẻ sắp trở nên cáu kỉnh. Trước lúc đó trẻ sẽ có vẻ ủ rũ, khó chịu hơn lúc bình thường, lúc đó kể cả những người yêu mến dịu dàng hay chơi cùng trẻ đều không thể thay đổi tâm trạng của trẻ. Trẻ mệt mỏi, đói bụng, cảm thấy cô đơn rồi bắt đầu khóc, làm điều vượt khỏi khả năng của mình hoặc đòi thứ gì mà trẻ không thể có được. Rồi trẻ lại vừa nói vừa khóc thút thít hoặc nhõng nhẽo và trở nên đòi hỏi nhiều hơn. Không điều gì có thể làm cho trẻ xao lãng hoặc dễ chịu được, rồi cuối cùng thì trẻ bật khóc. Khi trẻ khóc càng dữ dội, trẻ sẽ quật tay và đá chân. Trẻ có thể nằm ra sàn và nín thở – vài trẻ thậm chí nín thở thật sự cho đến khi trở nên tím tái hoặc bị ngất đi. Sau đó nhịp thở của trẻ sẽ bình thường một cách nhanh chóng và hoàn toàn lại ngay sau khi trẻ ngất .

Đừng ngạc nhiên nếu con bạn sẽ chỉ cáu kỉnh lên khi có mặt bạn ở gần đó-hầu hết trẻ em làm như vậy khi có cha mẹ hoặc người thân ở xung quanh và hiếm khi làm vậy với người ngoài. Trẻ cũng qua đó kiểm tra luật cũng như giới hạn của bạn, ngược lại trẻ sẽ không dám làm vậy với người lạ. Khi thách thức của trẻ lên cao và bạn cố ngăn trẻ lại, trẻ sẽ phản ứng lại bằng một cơn cáu kỉnh. Đừng để cho cơn cáu kỉnh của trẻ làm bạn cảm thấy quá khó chịu, bị xúc phạm. Cố gắng giữ bình tĩnh và hiểu lí do của thái độ cũng như hành động này của trẻ. Trớ trêu thay là những cuộc bùng nổ này của trẻ lại cho thấy rằng trẻ tin ở bạn.

Sự bùng nổ xúc cảm này như một hành động giải phóng năng lượng, làm cho trẻ kiệt sức đẻ rồi sau đó trẻ ngủ ngon hơn. Khi thức dậy, trẻ thường cảm thấy bình tĩnh, thoải mái hơn. Nếu trẻ bị bệnh hoặc có một sức ép lớn từ những người ở xung quanh trẻ thì cơn cáu kỉnh sẽ lại bộc phát một lần nữa. Trẻ em hay lo lắng, bệnh tật, tính khí thất thường, nghỉ ngơi quá ít hoặc sống trong một gia đình căng thẳng có khuynh hướng sẽ cáu kỉnh thường xuyên hơn.

Viết một bình luận