Viêm tai ngoài

Nhiễm trùng tai phát triển bởi vì hơi ẩm trong ống tai khuyến khích sự phát triển của một số loại vi khuẩn và cùng lúc làm cho phần da bao phủ của ống tai mềm ra (giống như chỗ bị trắng, sưng phồng lên dưới tấm băng gạc ướt).

Viêm tai là một bệnh nhiễm trùng da bên trong ống tai (hoặc tai ngoài) thường xảy ra sau khi bơi hoặc các hoạt động dưới nước khác. Nhiễm trùng tai phát triển bởi vì hơi ẩm trong ống tai khuyến khích sự phát triển của một số loại vi khuẩn và cùng lúc làm cho phần da bao phủ của ống tai mềm ra (giống như chỗ bị trắng, sưng phồng lên dưới tấm băng gạc ướt). Vi khuẩn xâm nhập vào vùng da mềm và sinh sôi nảy nở gây ra việc nhiễm trùng đau đớn.

Ở dạng viêm tai nhẹ nhất, Bé thường chỉ phàn nàn về tình trạng ngứa hoặc cảm giác tai bị bịt lại, hoặc nếu bé còn quá nhỏ để nói với bạn những thứ khiến bé khó chịu, bạn có thể thấy bé chọc ngón tay vào tai hoặc chà xát tai bằng tay. Trong vòng vài giờ đến vài ngày, ống tai của bé có thể trở nên sưng phồng và hơi đỏ, gây ra đau ê ẩm. Nếu bạn ấn hoặc kéo ống tai của bé thì sẽ khiến cho bé đau.

Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng tai, cơn đau sẽ triền miên và dữ dội, bé có lẽ sẽ khóc và lấy tay bịt tai lại. Hành động nhẹ nhất, thậm chí là nhai, sẽ rất đau. ống tai có thể bị đóng lại khi sưng và xuất hiện một vài giọt mủ rỉ ra và bé có thể sẽ bị sốt nhẹ (ít khi nhiều hơn một hoặc hai độ trên mức bình thường). Trong những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng nhất, việc sưng tấy và đỏ lên có thể lan tỏa tới sâu trong ống tai hoặc toàn bộ tai bên ngoài.

Bởi vì bệnh viêm tai ngoài không liên quan tới tai giữa hoặc bộ máy thính giác nên việc mất khả năng nghe do ống tai bị đóng lại chỉ là tạm thời.

ĐIỀU TRỊ

Nếu bé bị đau tai hoặc bạn nghi ngờ bị viêm tai, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa. Mặc dù tình trạng này thường không nguy hiểm, nhưng vẫn cần được bác sĩ khám và điều trị. Để có thể xác định đứa bé bị viêm tai ngoài, nhiễm trùng tai giữa, hay bị tình trạng khác, bác sĩ cần phải kiểm tra bên trong tai.

Trước khi đến gặp bác sĩ, bạn có thể làm dịu cơn đau của bé bằng acetaminophen cùng với miếng lót nóng (ở nhiệt độ thấp) hoặc là với một chai nước ấm được đặt xung quanh tai. Đối với những trẻ lớn, lúc bị đau nghiêm trọng, bác sĩ của bạn sẽ kê thuốc có codeine để sử dụng tạm thời trong khi đang điều trị nhiễm trùng.

Đừng đặt một miếng gạc cotton hoặc bất kì thứ gì vào tai để làm giảm việc ngứa hoặc làm cho tai khô ráo, vì như vậy chỉ gây ra tổn thương da nhiều hơn và cung cấp thêm môi trường cho vi khuẩn phát triển. Thực tế thì chỉ việc sử dụng những miếng gạc cotton để làm sạch tai bé thôi cũng đủ dẫn đến việc nhiễm trùng ống tai rồi. Sử dụng miếng gạc có thể làm tấy da và loại bỏ những lớp ráy tai mỏng ở đó để bao phủ và bảo vệ ống tai trước hơi ẩm và vi khuẩn.

Ở phòng khám, đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra tai bị tổn thương rồi sau đó sẽ cẩn thận lau những vết mủ từ ống tai. Trong những trường hợp nhẹ, đây có lẽ là cách điều trị duy nhất mà bé cần mặc dù hầu hết bác sĩ sẽ kê thuốc nhỏ tai từ năm đến bảy ngày. Thuốc nhỏ tai chống lại sự nhiễm trùng và làm giảm việc sưng tấy, vì vậy nó làm dịu cơn đau. Tuy nhiên để đạt được nhiều hiệu quả hơn, thuốc nhỏ tai phải được sử dụng một cách thích hợp. Dưới đây là cách sử dụng thuốc:

  1. Đặt đứa bé nằm nghiêng với tai bị viêm hướng lên trên.
  2. Nhỏ thuốc vào để chúng chảy dọc theo ống tai, cho phép không khí thoát ra khi thuốc chảy vào. Bạn có thể nhẹ nhàng di chuyển tai để giúp thuốc chảy vào.
  3. Giữ bé nằm nghiêng khoảng hai, ba phút để chắc rằng thuốc đã chạm tới những phần sâu nhất trong ống tai.
  4. Sử dụng thuốc theo thời gian được kê trong toa. Bác sĩ ít khi nào nói thuốc kháng sinh cũng được liệt kê cùng với thuốc nhỏ.

Nếu ống tai bị sưng đến nỗi thuốc không vào được, bác sĩ sẽ thêm vào “một cái bấc” (một mảnh nhỏ vải hút nước hoặc bằng cotton) nhúng vào thuốc và giữ nó trong ống tai. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần thấm lại cái bấc bằng thuốc nhỏ ba hoặc bốn lần một ngày.

Khi bé điều trị bệnh viêm tai, bé nên tránh xa nước khoảng một tuần. Tuy nhiên, bé có thể tắm nhanh hằng ngày và gội đầu miễn là sau đó bạn làm khô ống tai bằng góc khăn lông hoặc máy làm khô (với nhiệt độ thấp và cách xa với tai). Khi đã làm khô xong hãy nhỏ thuốc. Vì bệnh viêm tai không lây nhiễm nên bạn không cần phải giữ trẻ ở nhà thay vì đến trường hay đi cắm trại, miễn là có người ở đó nhỏ thuốc cho bé một cách phù hợp.

PHÒNG NGỪA

Không cần phải cố gắng ngăn ngừa bệnh viêm tai nếu trẻ không bị bệnh nhiễm trùng thường xuyên hoặc vào gần đây. Dưới bất kì tình huống nào, hãy giới hạn việc bé ở dưới nước, thường là ít hơn một giờ. Khi bé ra khỏi nước hãy loại bỏ nước dư thừa trong lỗ tai bằng góc khăn hoặc bảo bé lắc đầu.

Để phòng ngừa, nhiều bác sĩ khoa nhi giới thiệu thuốc nhỏ tai acid acetic. Thuốc có sẵn theo nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên một số loại yêu cầu phải có toa thuốc. Những thuốc đó được yêu thích hơn là những loại được làm ở nhà. Thuốc thường được sử dụng vào buổi sáng, sau khi bơi và vào lúc đi ngủ. Nút bịt tai hoặc mũ bơi cũng có thể giúp giữ đôi tai khô và ngăn ngừa bệnh viêm tai xảy ra.

Đừng làm sạch tai bé bằng miếng gạc cotton, ngón tay của bạn hoặc bằng bất kì vật nào. Bác sĩ của bạn sẽ chỉ cách lấy ráy tai bằng một cái bông ngoáy tai hoặc bằng chất làm mềm ráy tai.

Viết một bình luận